Nguyên nhân chính là do dịch Corona có xuất phát từ Vũ Hán (có lẽ ai cũng biết rồi), mình xin trình bày các nguyên nhân phụ dưới đây.
1. Nhu cầu sử dụng tăng đột biến: Trước đây khi chưa có dịch, khẩu trang y tế được sử dụng chủ yếu ở các cơ sở y tế, bệnh viện, các nhà máy sản xuất ... và người dân dùng để ngăn bụi. Do tình trạng phòng dịch hiện nay mà nhu cầu sử dụng tăng đột biến làm cho người người, nhà nhà đều sử dụng, các cơ sở sản xuất, những nơi công cộng có đông người, gần như bắt buộc phải đeo khẩu trang để làm việc, mỗi người sử dụng từ 2-3 cái/ ngày. Với nhu cầu như vậy thì dù các nhà máy tăng ca hết công suất cũng không đáp ứng hết nhu cầu thực tế.
2. Nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu để sản xuất vải không dệt và vải kháng khuẩn để sản xuất khẩu trang y tế, chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và hiện nay các cửa khẩu giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc đang hạn chế lưu thông làm cho nguồn nguyên liệu càng khan hiếm. Ngoài ra bên Trung Quốc là ổ dịch, họ cũng đang ngừng hoạt động sản xuất để chống lây nhiễm, khả quan nhất là ngày 19 tháng 2 mới hoạt động trở lại. Như vậy nguồn nguyên liệu về Việt Nam sớm nhất cũng đến cuối tháng.
3. Có lẽ hiện nay nhà nước cũng hạn chế cho các cơ sở sản xuất khẩu trang, xuất ra với số lượng lớn, mà chỉ ưu tiên xuất cho các cơ sở y tế và các vùng có dịch, để chủ động nguồn khẩu trang cho các vùng dịch bùng phát, nên không có lượng khẩu trang lớn để xuất ra thị trường bên ngoài.
4. Cuối cùng là những ngày Việt Nam ăn Tết Nguyên Đán thì bên Trung Quốc đã bị dịch, nhiều công ty Trung Quốc tại Việt Nam đã gôm mua khẩu trang y tế số lượng lớn để xuất về nước, nên tình trạng khan hiếm khẩu trang khá nghiêm trọng.
Giải Pháp:
1. Các nhà máy có lượng công nhân lớn lên đến hàng ngàn công nhân thì không thể mua khẩu trang với số lượng lớn được, hoặc nếu mua được lượng ít thì giá cũng đẩy lên gấp 5 lần. Như trước đây giá 25.000 đồng/ hộp, thì hiện nay đã 120.000 đồng/ hộp. Ngoài ra quản lý thị trường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nâng giá khẩu trang, nên các công ty không dám xuất hoá đơn với số lượng lớn và giá bán thật. Vì vậy các công ty nên để công nhân tự trang bị khẩu trang, mỗi bạn chỉ cần mua một hộp thì có thể sử dụng trong 1 tháng, chi phí mua khẩu trang được tính vào lương cho công nhân. Điều này sẽ giảm áp lực cho các nhà máy và bộ phận mua hàng, mà công nhân vẫn có khẩu trang, nhà máy vẫn hoạt động bình thường.
2. Đối với các trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng F&B, thực phẩm, giải khát, giao nhận... Hiện nay các nhà thuốc đang bán gói 10 cái với giá 20.000 đồng, mỗi người mua được 1 gói, thay phiên nhau mua, trên đường đi làm, hoặc có thể sử dụng khẩu trang vải các loại để thay thế. Khẩu trang vải có giá thành cao từ 8.000-15.000/ cái, có tác dụng ngăn bụi và ngăn Virus từ người bệnh thoát ra ngoài, cũng như bảo vệ ngăn virus dính trực tiếp vào vùng mũi và miệng người đeo. Khẩu trang vải có thể giặt được, và tái sử dụng, có thẩm mỹ cao để nhân viên phục vụ có thể đeo khi làm việc. Thực tế thì khẩu trang y tế giá rẻ chỉ có 2-3 lớp vải không dệt và hoàn toàn không có lớp kháng khuẩn, hay lớp than hoạt tính (vải màu đen) như mọi người nghĩ và chỉ có những Xưởng sản xuất lớn, có uy tín mới đảm bảo điều này. (để kiểm tra khẩu trang mình đang đeo, chúng ta có thể cắt ngang qua khẩu trang để kiểm tra điều này).
3. Đối với người dân, gia đình cần bình tĩnh, chỉ đeo khẩu trang ở nơi công cộng hoặc nhưng nơi bắt buộc phải đeo, những người nghi nhiểm, có dấu hiệu sốt cao hoặc ho, thì cần đeo để phòng lây nhiểm cho người thân và gia đình, và dĩ nhiên là cần đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh và kiểm tra Corona (tất cả đều miễn phí).
Nên mua khẩu trang vừa đủ dùng cho gia đình trong thời gian ngắn, khi sử dụng hết lại mua tiếp. Không nên tích trữ trong thời gian dài, tạo sự khan hiếm giả tạo, vô tình đẩy giá cao và tạo tâm lý hoảng loạn trong người dân.
Hạn chế di chuyển đến nơi công cộng, khi không cần thiết, và cũng không cần dùng khẩu trang khi ở nhà.
Trên đây chỉ là một số nguyên nhân và giải pháp theo nhận định từ facso.vn Rất mong mọi người bình tĩnh xử lý và sớm vượt qua cơn đại dịch CORONA.